Hiện nay các khu công nghiệp được mở ra rất nhiều. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư, thành lập nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất... rất nhiều; một số khác thì mở siêu thị, nhà hàng, shop...
Rồi mua thiết bị, máy móc... Và dĩ nhiên là những thiết bị ngày nay đều sử dụng điện để vận hành. Sau đó họ thuê một số đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên bảo trì và vận hành những thiết bị này, thế là xong.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau đó? Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp này có quan tâm đến điều đó hay không? Hay là đối với họ thì họ chả cần biết, họ chỉ cần quan tâm là những nhân viên kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ thuật viên bảo trì, vận hành này phải làm việc và lợi nhuận về cho họ, còn không thì họ sa thải. Còn đến khi xảy ra các vấn đề về tai nạn an toàn vệ sinh lao động thì họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm.
Hiện nay các nhà đầu tư, các doanh nghiệp của các quốc gia Âu- Mỹ đầu tư vào Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động, họ không quan ngại sẵn sàng bỏ ra một số tiền lúc ban đầu để thực hiện các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất như: xây dựng các hệ thống cảnh báo, thiết bị bảo hộ lao động theo từng công việc, thiết bị bảo vệ an toàn sử dụng điện... Đào tạo nhân viên trong các khóa học an toàn vệ sinh lao động để nhân viên có ý thức và cảnh giác hơn trong vấn đề này, thiết lập các cuộc tọa đàm về an toàn vệ sinh lao động, cũng như thuê nhân viên giám sát an toàn.
Khi đó vấn đề tai nạn đã giảm đi đáng kể, và nếu có thì chỉ là các trường hợp rủi ro không đáng kể. Các nhà đầu tư của các quốc gia Âu- Mỹ khi này thật sự đã an tâm và không cần phải chi thêm một khoản nào nữa, có chăng cũng chỉ là định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm gọi là bảo trì, bào dưỡng lại thiết bị an toàn, và cũng để nhắc lại những kiến thức về an toàn.
Còn khi nhắc đến những nhà đầu tư, những doanh nhân của Á Châu như Trung Quốc, Đài Loan, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Hàn Quốc, Việt Nam... thì chỉ có ai thiếu kiến thức mới không biết sợ là gì, và mới vẫn xin vào các doanh nghiệp do nhà đầu tư là doanh nhân Á Châu làm chủ để làm việc mà thôi. Nếu xét về nhiều khía cạnh của các doanh nghiệp do nhà đầu tư Á Châu làm chủ thì ta thấy rằng:
- Về tính nhân đạo thì ở đây hình như các nhà đầu tư Á Châu cố tình như chẳng quan tâm đến tính mạng con người, và rất xem nhẹ sinh mạng của người công nhân, nhân viên của mình, có vẻ độc tài, và vấn nạn này vẫn được dư luận báo chí và nhiều người nhắc đến, mà chẳng hiểu sao người công dân lao động Việt ta vẫn vào làm cho các doanh nghiệp như thế, không thấy ta tẩy chay các doanh nghiệp như thế cho rồi, phải chăng vì đồng tiền mà con người ta có thể hèn yếu như thế? bán rẻ sinh mệnh.
- Về tính kỹ luật: có chúng kiến tận mắt mới thấy, như tôi đã từng trải nghiệm rồi, nhưng ngặt nổi khi đó chưa có điều kiện để ghi hình làm chứng chia sẻ cho mọi người thấy, nên nay không tiện nói ra đây, nếu muốn biết hãy tìm những nhân chứng thực thì sẽ rõ những nỗi nhục nhã ấy, và sẽ hiểu hơn về sự tranh giành, nịnh hót ở những nơi đây như thế nào.
- Về pháp luật: hầu hết các doanh nghiệp do người Á Châu làm chủ đều tìm mọi cách để lách luật, hoặc nếu có bị thì vẫn được ngoảnh mặt làm ngơ, vì sao thì mỗi chúng ta ai cũng đều đã rõ, chỗ này không tiện nói ra...
- Về tính kỹ thuật: chả theo một bài bản nào cả, thậm chí chỉ cần một anh sinh viên mới ra trường hoàn toàn chưa có kinh nghiệm gì hết, hoặc môt anh thợ điện tay ngang ngoài công trường không hề có một tấm bằng chứng nhận... chỉ cần có người thân là chị gái hay dì ruột làm trong văn phòng chính thôi cũng đủ chen chân vào vị trí trưởng phòng bảo trì, hay đội trưởng kỹ thuật điện...
Chỉ cần nhiêu đó thôi cũng đủ để cho người ta suy ra và nhận xét về mức độ an toàn trong sản xuất và lao động như thế nào, chứ chưa cần phải đi thực tế.
Nhưng xét cho cùng, nếu chúng ta là những nhà đầu tư, những doanh nhân, mà chúng ta làm như vậy làm gì? Có lợi gì không? Trước khi làm việc gì thì hãy đặt vị thế chúng ta cũng ở cương vị những nhân viên bảo trì đi làm công ăn lương, hoặc thử trải nghiệm cảm xúc của những người thân của họ khi có con em, chồng và cha bị tai nạn điện trong sản xuất thì sao? Chúng ta có đau buồn hay không? Có nguyền rủa nhà chủ doanh nghiệp đã vì cái lợi của mình, mà bắt người thân của mình sửa chữa điện sống, hay làm việc bảo trì bảo dưỡng máy điện mà không tắt nguồn điện hay không?
Nếu bạn là doanh nhân, là nhà đầu tư thì bạn nên suy nghĩ lại khi ra quyết định mà bị người khác phản đối, không phải ta có tiền là hoàn toàn có quyền. Bạn có tin rằng những yếu tố này có thể đưa bạn đến bên bờ vực bị phá sản hay không? Còn nguyên nhân bị phá sản thì đó chính là bạn, còn người gây ra phá sản cũng chính là bạn, còn tại sao thì hãy tìm đến tôi, tôi sẽ giải thích khỹ hơn. Vì tôi là chuyên gia!
Nhưng xét cho cùng, nếu chúng ta là những nhà đầu tư, những doanh nhân, mà chúng ta làm như vậy làm gì? Có lợi gì không? Trước khi làm việc gì thì hãy đặt vị thế chúng ta cũng ở cương vị những nhân viên bảo trì đi làm công ăn lương, hoặc thử trải nghiệm cảm xúc của những người thân của họ khi có con em, chồng và cha bị tai nạn điện trong sản xuất thì sao? Chúng ta có đau buồn hay không? Có nguyền rủa nhà chủ doanh nghiệp đã vì cái lợi của mình, mà bắt người thân của mình sửa chữa điện sống, hay làm việc bảo trì bảo dưỡng máy điện mà không tắt nguồn điện hay không?
Nếu bạn là doanh nhân, là nhà đầu tư thì bạn nên suy nghĩ lại khi ra quyết định mà bị người khác phản đối, không phải ta có tiền là hoàn toàn có quyền. Bạn có tin rằng những yếu tố này có thể đưa bạn đến bên bờ vực bị phá sản hay không? Còn nguyên nhân bị phá sản thì đó chính là bạn, còn người gây ra phá sản cũng chính là bạn, còn tại sao thì hãy tìm đến tôi, tôi sẽ giải thích khỹ hơn. Vì tôi là chuyên gia!
Nếu bạn quan tâm đến những gì tôi nói thì hãy tìm đến tôi theo số phone 0906 914 996
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét